1. Móng cọc khoan nhồi
* Ưu điểm:
– Tùy theo điều kiện địa chất và tải trọng của công trình, trên tổng thể giá thành của phương án xử lý nền móng khi sử dụng cọc nhồi đường kính nhỏ hợp lý do khả năng chịu tải trên mỗi đầu cọc khá cao nên số lượng cọc trong móng giảm. Thêm vào đó phần đài cọc, giằng móng giảm thiểu do số lượng cọc ít, cọc có thể thi công sát công trình bên cạnh (cách >=10cm) nên không phải thiết kế đài cọc kiểu consol dẫn đến làm giảm kích thước đài cọc.
– Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Không gây ảnh hưởng đối với phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
– Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao. Bêtông được đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên nên tránh được tình trạng chấp nối giữa các cọc. Độ nghiêng lệch của cọc nằm trong giới hạn cho phép.
– Thời gian thi công nhanh.
– Xác định địa tầng từng cọc xuyên qua một cách trực quan, từ đó có thể xác định chính xác chiều sâu cọc để đảm bảo an toàn. Xác định được độ ngàm của cọc vào tầng đất tốt.
(Sét dẻo cứng, cát hạt trung, cát thô chặt vừa)
– Sử dụng tốt cho trường hợp lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu mà không thể đóng hoặc ép cọc BTCT thông thường.
– Thiết bị thi công đa dạng có thể lựa chọn tuỳ theo mục đích và điều kiện thi công, phần lớn thiết bị được sản xuất tại Việt Nam, phụ tùng dễ thay thế.
– Dễ thi công móng & đà kiềng, khối lượng bêtông và cốt thép ít, đào đắp đất ít, không ảnh hưởng nhà bên cạnh hoặc ngược lại.
– Đường kính cọc tăng giảm tuỳ theo sức chịu tải tính toán: þ300, 350, 400, 500, 600,…
– Không có chênh lệch tải trọng giữa các tim cọc, từ đó khi tính toán cho móng & đà kiềng không cần đặt hệ số an toàn lớn, tiết kiệm được chi phí cho công trình.
– Không đào nền để làm móng, giữ nguyên sự ổn định của đất nền.
– Biết rất rõ địa tầng, từng lớp bên dưới, từ đó có thể tính toán chính xác sức chịu tải của cọc. Khi đưa ra thực tế rất ít sai lệch, xác định địa tầng đất chịu lực tốt.
– Tính bền vững và ổn định của công trình rất cao, không bị ảnh hưởng khi nhà liền kề đào móng xây dựng, không bị nghiêng lún.
– Khônh có khớp nối như cọc ép, đảm bảo truyền tải trọng đúng tâm.
– Dễ kiểm soát tỷ lệ trộn bêtông và cốt thép khi đổ cọc. Mác bêtông rất cao.
– Kết quả thí nghiệm thực tế:
. Cọc þ 300 đạt 30 – 60 T/cọc.
. Cọc þ 350 đạt 50 – 80 T/cọc.
. Cọc þ 400 đạt 60 – 90 T/cọc.
. Cọc þ 500 đạt 80 – 130 T/cọc.
. Cọc þ 600 đạt 100 – 160 T/cọc.
– Thực tế cho thấy cọc khoan nhồi không có nhiều khuyết tật.
– Thi công mọi địa hình (kể cả trên sông).
– Tính an toàn lao động cao hơn cọc ép.
– Gía thành tương đương cọc ép.
– Có thể khoan xuyên tầng đất cứng.
– Đưa tải của công trình xuống tầng đất chịu lực (cát hạt thô)
– Khi gặp chướng ngại vật hoặc tầng đất tốt giả định có thể khoan phá để xuống sâu hơn đến tầng đất chịu lực.
– Phạm vi ưng dụng:
Các công trình nhà cao tầng xây chen trong thành phố
Gia cố nền cho các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng tầng
Các công trình có mặt bằng thi công chật hẹp (không thể đưa các thiết bị thông thường vào thi công
Các công trình có yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, cần tránh xảy ra tranh chấp, đền bù hư hỏng trong quá trình xây dựng
Các công trình cầu, móng hàng rào, tường bao cho tầng hầm, công trình trên bờ song
Các công trình có địa tầng xen kẹp phức tạp
* Khuyết điểm:
Công nghệ phức tạp, tốn nhiều công đoạn, đòi hỏi bên thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi
Mặt bằng thi công sình lầy do dung dịch sét
Nhiều công đoạn thi công và giám sát
2. Móng cọc ép tải
* Ưu điểm:
– Công nghệ đơn giản dễ làm, có thể tính toán tải trọng khá chính xác thông qua lực ép (tuy nhiên phải kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo).
* Khuyết điểm:
– Chênh lệch tải trọng & độ sâu giữ các cọc lớn.
– Khi ép có thể có cọc đạt 50 tấn. Nhưng cũng có cọc chỉ đạt 20 tấn. (Do mặt bằng thi công bị kẹt các công trình lân cận.
– Thi công nhanh hơn cọc khoan nhồi (tuy nhiên thi công cọc khoan nhồi có thể đưa nhiều dàn vào công trình hơn do gọn nhẹ).
– Do có thể nhìn thấy được cây cọc lúc thi công nên chủ đầu tư thường cảm thấy yên tâm hơn.
– Có nhiều khớp nối từ đó dẫn đến sự sai lệch khi ép sâu, chịu tải không đúng tâm.
– Đa số các cọc được đúc sẵn nên khó kiểm tra chất lượng bêtông và chất lượng cốt thép bên trong.
– Cồng kềng, nguy hiểm cho công nhân và các công trình kế cận.
– Chỉ áp dụng được cho loại cọc nhỏ 25×25, 30×30, 40×40.
– Không biết địa chất bên dưới, khi đó dễ xảy ra độ chối giả (1 số công trình khi ép đến 18 m đạt tải cao nhưng sau đó thì bị tụt tải cho đến khi đạt 28 m mới thật sự đến lớp đất cứng (VD: khu nhà ở Chánh Hưng P.5 Q.8 Tp.HCM)
– Chỉ thi công ở những công trình có mặt bằng lớn, đất nền không bị lún, không thi công được trên đất sình lầy, bờ sông đất yếu, …
– Lĩnh vực ứng dụng ít hơn cọc nhồi.
– Khi ép gặp tầng sét cứng thì khó ép tuy nhiên cọc nhồi có thể khoan xuống tầng sét cứng để đến tầng cát thô bên dưới ( tầng chịu lực tốt nhất)
– Tải trọng ma sát thành là chủ yếu ít sức chống mũi cọc
3. Móng cừ tràm
MÓNG BĂNG CỪ TRÀM (Q3, Q5, Q9, Q10, Q.GV)
* Ưu điểm:
– Nếu sử dụng cho công trình chỉ đúc 1 tấm hoặc 1.5 tấm thì chi phí móng sẽ ít hơn cọc BTCT. Tuy nhiên sau này không thể nâng thêm tầng.
* Khuyết điểm:
– Thi công đào móng khó khăn, dễ lún sụp nhà bên cạnh. Hoặc sau khi xây xong nhà bên cạnh đào móng có thể sụp móng cừ tràm.
– Gía thành cho móng băng cừ tràm khá cao, khối lượng bêtông và cốt thép nhiều. Đào và đắp đất nhiều.
– Do phải đào nền và lắp lại nên khả năng lún nền cao sau khi hoàn thiện.
– Không biết được địa chất bên dưới. Nếu khảo sát địa chất thì chi phí cao.
– ính bền vững công trình không cao, dễ bị nghiêng lún (Ví dụ khu nhà ở đường Đinh Bộ Lĩnh Q.Bình Thạnh)
– Sức chịu tải yếu, cơ sở tính toán chỉ là giả định, ngôi nhà bị treo trên tầng đất yếu.
Be the first to comment